Mới đây, trên các trang báo mạng liên tục
đăng tải những thông tin xoay quanh việc một cháu bé ở Long An đã nhập
viện Nhi Đồng trong tình trạng nội tạng bị tổn thương nặng do té ngã. Dù
sức khỏe của cháu đến nay đã ổn định nhưng sự việc đã gióng lên hồi
chuông cảnh báo cho tất cả phụ huynh chúng ta, rằng làm sao để bé có thể
an toàn khi rời vòng tay mẹ.
Bé ngã, chuyện không thể vô tâm
Hàng ngày, những tai nạn vẫn cứ thường
xuyên xảy ra với trẻ em, bởi chúng ta liên tục đọc được những thông tin
xót lòng như: Em bé té ngã cầu thang, cháu bé rơi từ tầng cao các chung
cư, hoặc bé bị dập tay do cánh cửa va đập mạnh, bé rớt xuống giường khi
mẹ đang nấu cơm…
Khi con cái không ngoan, người ta thường
nói nửa thật nửa đùa rằng “con hư tại mẹ”, bởi trẻ em thường “hư” vì
được mẹ nuông chiều. Nhiều bà mẹ phản đối câu nói này dù đôi khi nó chỉ
mang ý nghĩa tương đối, và dù chuyện “hư” của bé có thể thay đổi được.
Nhưng khi con ngã, bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng nhận lỗi về phía mình,
dù hậu quả hoàn toàn không thể khác đi. Phụ huynh sẽ tự trách mình vô ý
hoặc sơ suất không lường trước được những bất ngờ. Nhưng việc tự trách
mình ấy dù sâu sắc đến đâu cũng là chuyện đã muộn rồi.
Bên cạnh những ông bố bà mẹ rất cẩn thận
nhưng chuyện không may vẫn xảy đến với con mình, cũng có những người khá
vô tâm trong quá trình chăm sóc con cái. Nếu bạn cho rằng ngôi nhà bạn
đang sống rất an toàn, và bạn đã thuộc lòng từng ngõ ngách của nhà mình,
đến mức bạn thấy con bạn sẽ chẳng có gì nguy hiểm thậm chí ở một mình,
hoặc khi con leo trèo lên thành ghế salon, lên cửa sổ, bạn cũng nghĩ đó
là sự hiếu động của bé, và mặc nhiên để bé tự do chơi nhảy, thì đó chính
là lúc bạn vô tâm nhất với sự an toàn của con.


Hãy biết lường trước những rủi ro!
Một chiếc ổ cắm điện an toàn có thể chẳng
gây ra tai nạn gì ngay cả khi bé cầm lên. Nhưng làm sao bạn lường trước
được sẽ có lúc bé nghịch ngợm đút một vật nhọn bằng sắt vào lỗ ổ cắm? Bé
có nguym hiểm không?
Tủ quần áo nếu bé có táy máy mở ra cũng
không sao, bạn chắc chắn như thế. Nhưng làm sao bạn lường trước được có
thể bé sẽ leo vào trong, và rồi cửa tủ được đóng lại mà không biết vì
sao? Bé sẽ như thế nào?
Chiếc bàn cao bé chưa chạm tay tới, đầu bé
cũng ở dưới thấp xa, con bạn còn lâu mới va vào cạnh bàn. Nhưng nếu bạn
lường trước được rằng có thể bé sẽ bắt ghế đứng lên, để với tay lấy vật
gì đó bé thích đang đặt trên bàn, và mặt bé va vào góc nhọn nhất của
chiếc bàn an toàn ấy? Bạn có đau thay bé được không?...
Tất cả những điều đó bạn đều có thể lường trước để bảo vệ bé ngay từ lúc mọi rủi ro chưa xảy ra với con bạn.


Bảo vệ bé thay vì tự trách mình
Con ngã tại ai không thật sự quan trọng bằng con được bảo vệ như thế nào.
Hiện nay, các sản phẩm bảo vệ bé như đồ
chắn cửa, bọc cạnh bàn, vật chắn cầu thang, thanh giường… đã được bày
bán nhiều tại các siêu thị hoặc các cửa hàng online dành cho bé yêu, bạn
cần phải hiểu rõ ngôi nhà mình có những nơi nào cần lắp đặt những vật
dụng an toàn để bé tránh được những rủi ro. Ngay cả những vật bảo vệ đầu
gối bé khỏi trầy xước hoặc thâm đen khi bé tập bò, tập đi… bạn cũng cần
trang bị cho bé ngay khi có thể.
Bé chỉ có một lần tuổi thơ, và chúng ta chỉ
được một lần làm cha mẹ của bé, hãy để bé an toàn và biết ơn về sự bảo
vệ của chúng ta đối với bé khi mà bé còn quá nhỏ để có thể nhận thức
những nguy hiểm xảy đến với mình. Và phải chăng, sự an toàn của bé cũng
chính là hạnh phúc lớn nhất của bất cứ ai làm cha mẹ!

Theo BEYEU.COM
Link các sản phẩm tham khảo: http://beyeu.com/do-dung/khoa-chan-cua-da-nang.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét