Thứ Ba, 31 tháng 12, 2013

Bé bị muỗi đốt, mẹ phải làm sao?

Khi bị muỗi đốt, ngoài mẩn ngứa, sưng, tấy đỏ, bé có thể mắc nhiều bệnh nguy hiểm: sốt xuất huyết, viêm não... Vì thế, mẹ cần theo dõi nốt muỗi đốt của bé và có những biện pháp chữa trị kịp thời. Dưới đây là một số cách dân gian khá đơn giản giúp mẹ chữa trị những nốt muỗi đốt trên da bé:

- Với những bé sơ sinh, khi bị muỗi đốt, mẹ có thể vắt sữa mẹ bôi lên. Da bé sẽ không bị sưng và để lại vết sẹo thâm.

- Với bé lớn hơn, mẹ có thể pha loãng dấm, xoa lên nốt muỗi đốt, rồi đắp lên đó một miếng gạc. Nốt muỗi đốt sẽ không bị ngứa và sưng.

- Sau khi bé bị muỗi đốt trong vòng 5 phút, mẹ có thể bôi dầu khuynh diệp hoặc dùng bông thấm nước muối đặc, xoa cho bé trong khoảng 10 phút. Sau đó rửa sạch cho bé. Nốt muỗi đốt sẽ không bị sưng và đỡ ngứa.

- Lấy một viên đá trong tủ lạnh, chườm vào nốt muỗi đốt một lát. Nốt muỗi đốt sẽ không bị ngứa và nổi mẩn đỏ. Cách này rất an toàn và hiệu quả với các bé.


- Cắt 1 lát khoai tây, xoa vào chỗ muỗi đốt cho bé càng sớm càng tốt. Khoảng 5 phút, mẹ lại cắt tiếp 1 lát nữa xoa cho bé. Nốt muỗi đốt không sưng, không ngứa và không để lại sẹo.
 
- Có thể dùng nước cốt chanh xoa cho bé để trị ngứa và sưng. 

- Thoa mật ong vào các phần da bị muỗi đốt vì mật ong cũng được coi là một kháng sinh chữa bệnh và chống nhiễm trùng tự nhiên cho làn da bé. 

Mẹ nào biết thêm những cách khác thì cùng chia sẻ nhé! 

Theo. Beyeu.com

BeYeu.com - Thực phẩm giàu axit folic và tật nứt đốt sống ở thai nhi





via IFTTTThế Giới Dành Cho Mẹ Và Bé: Beyeu.com

CHĂM SÓC PHỤ NỮ TRONG KHI MANG THAI

1.    Khám thai:
♥      Lợi ích của khám thai
-       Đi khám thai đều đặn để biết tình trạng sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
-       Nếu có những dấu hiệu bất thường sẽ được theo dõi và điều trị
-       Nếu mẹ và thai nhi đều bình thường thì sẽ được cán bộ y tế hướng dẫn về cách chăm sóc thai nghén
♥      Thời điểm khám thai:
Trong thời kỳ mang thai, các bà mẹ cần đi khám thai ít nhất 3 lần hoặc theo hẹn của cán bộ y tế. Thông thường các thời điểm khám thai như sau
-       Lần khám1: ngay khi nghi ngờ mình có thai, trong vòng ba tháng đầu để:
+      Xác định có thai hay không
+      Xem thai nằm trong hay nằm ngoài tử cung
+      Tư vấn về sàng lọc trước sinh: phát hiện bất thường ở thai nhi
+      Tư vấn về vệ sinh, dinh dưỡng, sử dụng thuốc khi mang thai, giảm khó chịu khi nghén nhiều…
-       Lần khám 2: khi thai được 3 đến 6 tháng tuổi để:
+      Theo dõi sự phát triển của thai nhi
+      Theo dõi và dặn dò cách phát hiện sớm các triệu chứng và dấu hiệu của tiền sản giật và dự phòng sản giật (cân, đo huyết áp, thử nước tiểu, khám phù…)
+      Tiêm phòng uốn ván
+      Nghe tư vấn để xét nghiệm HIV, thông tin về HIV và AIDS, nhất là các con đường lây truyền và cách dự phòng lây truyền từ mẹ sang con
-       Lần khám 3: vào 3 tháng cuối của thai kỳ để:
+      Theo dõi sự phát triển của thai nhi, xác định ngôi thai
+      Tiêm phòng uốn ván cho đủ 2 lần trong thai kỳ, lần thứ 2 cách ngày sinh ít nhất một tháng
+      Phát hiện những nguy cơ cho mẹ và thai nhi, quyết định nơi sinh (Trạm y tế xã hay bệnh viện huyện…)
+      Dự đoán ngày sinh, chuẩn bị sinh, nghe hướng dẫn các dấu hiệu chuyển dạ
+      Nghe dặn dò một số dấu hiệu nguy hiểm như ra máu âm đạo, ra nước ối sớm, nhức đầu hoa mắt của tiền sản giật…
2.    Tiêm phòng uốn ván, uống viên sắt và axit Folic:
2.1.         Tiêm phòng uốn ván:
*     Với người chưa tiêm phòng uốn ván lần nào: tiêm mũi đầu khi phát hiện thai nghén bất kỳ ở tháng nào; tiếp theo tiêm mũi thứ hai sau mũi tiêm đầu ít nhất một tháng và phải cách thời gian dự kiến đẻ ít nhất 1 tháng.
*     Với những người đã tiêm đủ 2 mũi, nếu:
-       Lần tiêm trước trước < 5 năm: tiêm 1 mũi.
-       Lần tiêm trước trước > 5 năm: tiêm 2 mũi.
*     Với người đã tiêm ba mũi hoặc bốn mũi, cần tiêm nhắc lại một mũi.
*     Với người đã tiêm đủ năm mũi phòng uốn ván theo đúng lịch, nếu mũi tiêm cuối cùng cách đã 10 năm trở lên thì nên tiêm thêm một mũi nhắc lại.

2.2.        Cung cấp thuốc thiết yếu.

*     Thuốc sốt rét (vùng sốt rét lưu hành) theo phác đồ qui định của ngành sốt rét.
*     Viên sắt/folic:
-       Uống ngày 1 viên trong suốt thời gian có thai đến hết 6 tuần sau đẻ. Tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày.
-       Nếu thai phụ có biểu hiện thiếu máu rõ, có thể tăng từ liều dự phòng lên liều điều trị 2 - 3 viên/ngày.
-       Việc cung cấp viên sắt/acid folic cần được thực hiện ngay từ lần khám thai đầu. Kiểm tra việc sử dụng và cung cấp tiếp trong các lần khám thai sau.

3.    Theo dõi cân nặng:
*     Tại sao phải theo dõi cân nặng:
-       Mức tăng cân của người mẹ là biểu hiện rõ mức tăng cân nặng của trẻ sơ sinh. Mối liên hệ này rất chặt chẽ.
-       Theo dõi cân nặng giúp người mẹ biết được sự phát triển của thai nhi để có chế độ dinh dưỡng hợp lý.
*     Tăng cân ở phụ nữ có thai:
-       Bình thường trong suốt 9 tháng mang thai người mẹ phải tăng từ 10kg đến 12kg, trong đó:
+      3 tháng đầu tăng 1kg.
+      3 tháng giữa tăng từ 3kg đến 5kg.
+      3 tháng cuối tăng 6kg.
-       Nếu thấy không tăng cân hoặc tăng quá nhanh thì cần phải đến cơ sở y tế để được khám và tư vấn kịp thời.
4.    Theo dõi sự phát triển của thai nhi
Thai chậm phát triển là tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn nằm trong bụng mẹ.
*     Những nguy hiểm do thai chậm phát triển:
-       Tỷ lệ bệnh và tử vong ở trẻ sau đẻ cao.
-       Thường có những biến chứng trong khi sinh và sau khi sinh.
-       Ít nước ối (dân gian gọi là khô nước ối) cũng thường xuất hiện. Nước ối ít gây sự chèn ép dây rốn, đó là nguyên nhân gây tử vong cho con.
-       Thai chậm phát triển, đứa trẻ đẻ ra và lớn lên dễ bị những di chứng trầm trọng về thần kinh, kém phát triển về trí tuệ và những biến chứng về tim mạch.
*     Những việc bà mẹ cần làm để nhận biết thai chậm phát triển:
-       Bà mẹ có thể nhận biết được thai chậm phát triển so với tuổi thai qua một quá trình theo dõi sự phát triển của thai nhi liên tục như:
+      Lưu giữ tất cả những giấy tờ ghi nhận những bệnh tật mình có.
+      Đi khám thai ngay khi mới bị chậm kinh và khám định kỳ để chẩn đoán chính xác tuổi thai và biết được sự phát triển của thai.
+      Khi khám thai bà mẹ được đo chiều cao tử cung (dạ con) và vòng bụng để biết sự phát triển của thai, vì chiều cao tử cung tăng dần theo tuổi thai (khi chiều cao tử cung không tăng hay nhỏ hơn tuổi thai có thể thai đang chậm phát triển).
+      Bà mẹ cần luôn luôn tự theo dõi vòng bụng để biết được sự phát triển của thai.
*     Những việc bà mẹ cần làm khi thai chậm phát triển:
-       Đi khám ngay tại bệnh viện để tìm nguyên nhân.
-       Nằm nghỉ nghiêng bên trái giúp tăng lượng máu, tăng lượng oxy, chất dinh dưỡng cho thai.
-       Điều chỉnh lại chế độ ăn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và con.
-       Uống nhiều nước, tối thiểu 8 – 10 cốc một ngày.
5.    Dấu hiệu nguy hiểm trong thời kỳ mang thai:
Phụ nữ có thai cần theo dõi để phát hiện sớm các dấu hiệu nguy hiểm sau:
-       Chảy máu từ cửa mình (hoặc giọt máu) và hoặc đau bụng.
-       Phù mặt, chân, tay hoặc nhìn mờ hoặc đau đầu nhiều.
-       Sốt.
-       Có cơn ngất (bất tỉnh) hoặc co giật.
-       Nôn mửa quá nhiều: nôn mửa là hiện tượng thường gặp khi mang thai nhất là trong giai đoạn nghén, tuy nhiên nôn mửa quá nhiều lại là điều không bình thường.
-       Đau rát khi đi tiểu và đi tiểu nhiều: có thể bạn đang bị nhiễm trùng đường tiết niệu, hay gặp rắc rối với thận, rất dễ dẫn đến nguy cơ sinh thiếu tháng
-       Không thấy cử động của thai sau tháng thứ 4, hoặc cử động thai yếu đi.
-       Da xanh, mệt mỏi, đánh trống ngực, khó thở.
-       Vỡ ối hoặc rỉ ối mà không có cơn đau đẻ.
-       Đến ngày dự kiến sinh mà chưa chuyển dạ.
Khi phát hiện có một trong những dấu hiệu trên, cần đến ngay trạm y tế xã, bệnh viện huyện hoặc tỉnh. Nếu đến muộn hoặc tự chữa trị ở nhà sẽ nguy hiểm đến tính mạng mẹ và con.

6.     Các dấu hiệu chuyển dạ:
-       Khi bắt đầu chuyển dạ, bà mẹ có thể thấy những dấu hiệu sau:
+      Đau bụng từng cơn ngắn, cách quãng, đau tăng dần.
+      Có thể đau mỏi vùng thắt lưng.
+      Ra chất nhầy hồng ở cửa mình.
-       Cách xử trí:
+      Khi có một trong những dấu hiệu trên, cần đưa bà mẹ đến cơ sở y tế (trạm xá, nhà hộ sinh, Trung tâm bảo vệ sức khoẻ sinh sản hoặc bệnh viện) để sinh con.
+      Mọi người trong gia đình cần chuẩn bị trước cho việc sinh đẻ và những phương tiện đi lại (cần dự kiến trước những khả năng khác nhau để đưa sản phụ trong trường hợp cấp cứu).
*     Đừng quá lo lắng, hãy bình tĩnh và tự tin! Sau vài giờ đau bụng chuyển dạ, hầu hết các bà mẹ đều sinh con an toàn.

7.    Chế độ dinh dưỡng:
NÊN :
-       Ăn nhiều bữa hơn và mỗi bữa ăn nhiều hơn (cần tăng khẩu phần ăn thêm 1/4 lần so với lúc chưa có thai).
-       Thay đổi món ăn, thay đổi cách chế biến sao cho ngon miệng.
-       Ăn hầu hết các loại thức ăn hàng ngày vẫn thường ăn, không cần kiêng khem.
-       Ăn thức ăn tốt nhất mà gia đình có như sữa, hoa quả, rau, thịt, trứng, cá, đậu phụ, lạc, đậu, đỗ…
-       Ăn nhiều thực phẩm có chứa nhiều sắt, vitamin A và axit folic như thịt, cá, trứng, rau xanh và các thực phẩm có màu vàng, đỏ.
-       Ăn chất bột đường như gạo, ngô, khoai, sắn, củ mài, bột mì, đường, mật, mía; các loại quả ngọt;
-       Ăn thức ăn chứa nhiều muối khoáng và vitamin như rau tươi, hoa quả các loại.
-       Ăn các thức ăn giàu can xi như cua, tôm, cá...
-       Sử dụng muối I ốt hàng ngày vì thiếu I ốt có thể dẫn tới sảy thai và sinh ra trẻ chậm lớn, dị tật...
-       Uống đủ lượng nước cần thiết khi có thai và lúc nuôi con (từ 8 đến 12 cốc nước sạch, nước hoa quả hoặc chè thảo dược mỗi ngày).
-       Những người có bệnh mãn tính nên hỏi bác sĩ về chế độ ăn của mình.

KHÔNG NÊN :
-       Ăn mặn, nên thay đổi món để ngon miệng.
-       Dùng chất kích thích như rượu, bia, ớt, cà phê, thuốc lá, ma tuý.
-       Không uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc.

8.    Chế độ lao động và nghỉ ngơi:
Nên:
-       Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi nhưng không quá nặng nhọc,
-       Lao động vừa sức.
-       Ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày. Mỗi ngày nên bố trí một tiếng nghỉ trưa.
-       Trong thời gian làm việc nên xen kẽ nghỉ ngơi giữa giờ.
-       Nếu đang làm việc thấy người mệt mỏi, đau bụng thì xin phép nằm nghỉ để cơ thể thư dãn.
-       Tập thể dục nhẹ nhàng tránh chuột rút.
Không nên:
-       Làm việc quá sức.
-       Không được làm những công việc nặng như: gồng gánh nặng, cày cấy, nhất là những tháng cuối vì có thể dẫn tới đẻ non và sảy thai.
-       Ngâm mình dưới nước (dễ nhiễm lạnh, nhiễm khuẩn) hoặc làm việc trên cao (dễ bị tai nạn).
-       Làm ban đêm (nhất là từ tháng thứ bảy).
-       Tiếp xúc với các yếu tố độc hại.
-       Đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh.
9.    Vệ sinh cá nhân của phụ nữ mang thai:
-       Nhà ở phải thoáng khí sạch sẽ, tránh ẩm, nóng, khói.
-       Tránh tiếp xúc với khói thuốc lá, khói bếp, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật và các chất độc hại để bảo vệ sức khoẻ bà mẹ và thai nhi.
-       Tắm rửa thường xuyên, thay giặt quần áo sạch sẽ
-       Luôn giữ sạch bộ phận sinh dục để tránh nhiễm trùng. Tránh bơm rửa trong âm đạo.
-       Lau rửa đầu vú hàng ngày giúp cho tuyến sữa của vú phát triển đều để sau khi đẻ trẻ có thể bú ngay.
-       Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, chất liệu dễ thấm nước.
-       Không nên đi giầy, guốc có đế cao.

10. Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai
-       Không phải kiêng tuyệt đối nhưng cần hạn chế, động tác nên nhẹ nhàng, đặc biệt là ở tháng cuối thai kỳ.
-       Quan hệ tình dục với tư thế thích hợp của người chồng. Nên tránh tư thế truyền thống (nam trên, nữ dưới), nhất là ở những tháng cuối của thai kỳ, vì tư thế này dễ gây chèn ép lên buồng tử cung, có thể làm vỡ ối sớm...
-       Nếu bà mẹ có dấu hiệu động thai, thai ra huyết, dọa sảy thai, dọa đẻ non thì không nên quan hệ tình dục.
-       Nếu bà mẹ đã từng sảy thai hoặc đẻ non ở lần thai nghén trước thì nên kiêng hẳn trong 3 tháng đầu và tháng cuối trước khi sinh.
-       Người chồng phải đảm bảo vệ sinh sẽ và không có các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục. Nếu không, cần sử dụng bao cao su để tránh viêm nhiễm cho vợ và bảo vệ cho con.
-       Quan hệ tình dục nên do người phụ nữ hoàn toàn quyết định. Nếu người vợ muốn thì hãy quan hệ tình dục, còn không muốn thì đừng cố chiều chồng.

11. Những công việc cần chuẩn bị trước khi sinh con:
Chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi sẵn sàng chào đón thành viên mới trong gia đình là điều không phải cha mẹ nào cũng làm được.
-       Phụ nữ có thai không nên làm những công việc quá sức trước ngày sinh, không lo nghĩ nhiều.
-       Đến gần ngày dự kiến sinh không nên đi xa.
-       Dọn dẹp nhà cửa, giường ngủ sạch sẽ, gọn gàng.
-       Chuẩn bị sẵn tã lót, quần áo, khăn, giấy vệ sinh, thìa, cốc, bát, chăn chiếu, gối, giường ngủ cho em bé sắp sinh và đồ lót, giấy vệ sinh cho mẹ.
-       Chuẩn bị phương tiện đi lại và một khoản tiền nhất định để chi tiêu khi cần.
-       Trước khi đến cơ sở y tế, nếu có thời gian hãy tắm rửa sạch sẽ bằng nước ấm.
-       Phụ nữ có thai nên bàn với chồng và gia đình để lựa chọn nơi đẻ tại cơ sở y tế là an toàn cho cả mẹ và con.
-       Chuẩn bị để sinh con không chỉ là tã lót, đồ dùng sơ sinh mà quan trọng hơn là chuẩn bị tâm lý để làm cha, làm mẹ tốt.

 ST


Thứ Hai, 30 tháng 12, 2013

BeYeu.com - Hướng dẫn cách hâm sữa cho bé





via IFTTTThế Giới Dành Cho Mẹ Và Bé: Beyeu.com

Bà Bầu Có Nên Uống Nước Cam?

Theo các nhà khoa học, cam là một trong những loại trái cây có chứa nhiều vitamin C, vitamin A, canxi và chất xơ... rất bổ dưỡng cho cơ thể phụ nữ mang thai. Vitamin B9 (axit folic) có trong cam giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch, phòng bệnh ung thư (đặc biệt là ung thư dạ dày và thanh quản) vì chúng giàu chất chống oxy hóa.


Axit folic vô cùng quan trọng đối với tất cả phụ nữ, đặc biệt đối với phụ nữ có thai hoặc những người đang cố gắng thụ thai. Nó giúp ngăn ngừa một số loại khuyết tật bẩm sinh và giúp sản xuất các tế bào máu khỏe mạnh.

Ngoài ra chất limonoid trong nước cam giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và có tác dụng giải độc, lợi tiểu. Phụ nữ mang thai thường ăn cam, hoặc các loại trái có họ hàng với cam như quýt, bưởi... có tỉ lệ nhiễm các bệnh ung thư (phổi và dạ dày) khá thấp. Tuy nhiên bà bầu nào bị rối loạn tiêu hóa không nên ăn nhiều cam.

Nước cam chứa nhiều canxi và vitamin hơn cả các sản phẩm từ sữa. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy bà bầu thường xuyên uống nước cam và nước bưởi có thể giúp ngăn ngừa loãng xương và các chứng bệnh khác.

Chất canxi tập trung nhiều trong vỏ cam. Để tận dụng được tối đa lượng canxi có trong vỏ cam, bà bầu có thể ăn thêm vỏ cam cùng với nước cam hoặc cam cắt miếng. Như vậy cam không chỉ tốt cho mẹ mà còn tốt cho cả thai nhi.

Do trong nước cam tươi dồi dào canxi, axit folic, kali, rất tốt để điều hòa và ổn định huyết áp nên khá an toàn với nhóm bà bầu cao huyết áp.

Ngoài ra, nước cam còn là nguồn thực phẩm dồi dào vitamin C – có tác dụng chống cảm lạnh, giúp cơ thể hấp thụ sắt tốt hơn và giúp cho răng cũng như xương em bé khỏe mạnh.

Chọn cam ngon: Cam ngon sẽ có da bóng, cầm nặng tay. Phần vỏ cam, phía xung quanh cuống dày và cao trong khi chính giữa núm lõm hơn so với xung quanh. Cam chín tự nhiên hơi vàng ở phần đáy, còn nếu chín đều ở các phần là cam chín do dấm.

Nên chọn cam có màu vàng mỡ gà, chiếm ít nhất 1/3 quả, da bóng láng, có đốm mờ, vỏ mỏng. Lưu ý: không nên chọn cam sành quá to, da sần sùi, vàng chóe một bên vì đây là những quả bị rám nắng, nên vỏ dày, sượng khô, ít nước, không ngọt.


Bà bầu nên sử dụng cam tươi, vắt lấy nước uống và không cần pha thêm đường. Mỗi ngày có thể uống một cốc nước cam nhỏ hoặc uống cách một ngày nếu cảm thấy chán.

Nước cam tốt nhất nên uống vào lúc không no, không đói - tức sau khi ăn 1 - 2 giờ. Không nên uống nước cam ngay sau khi ăn và vào buổi tối. Nếu phụ nữ mang thai (kể cả người bình thường) đang bị viêm loét dạ dày, tá tràng, hay viêm tuyến tụy thì tốt nhất là không nên uống nước cam, vì nó chứa rất nhiều chất hữu cơ làm tăng a-xít trong dạ dày, gây ra chứng ợ nóng và làm chứng viêm loét nặng thêm.

Theo: Beyeu.com
 

Thứ Sáu, 27 tháng 12, 2013

Bé mút tay có tốt không?

Từ 2 – 3 tháng tuổi, bé bắt đầu có thói quen mút tay. Khi bé sơ sinh mút tay đó chính là dấu hiệu về sự phát triển trí lực của bé. Mút tay là một cách bé học tập và chơi, lúc đầu bé sẽ đưa cả bàn tay vào miệng rồi dần dần đưa 3 ngón tay, 2 ngón tay và cuối cùng khi não bộ phát triển đến mức độ cao hơn thì bé sẽ chỉ đưa 1 ngón tay vào miệng mà thôi. 

Khi bé có thể đưa ngón tay cái vào miệng, chứng tỏ cơ quan điều khiển sự vận động và các cơ bắp của bé có thể phối hợp theo ý muốn. Hành động mút tay ở bé dưới 2 tuổi là dấu hiệu cho biết não bộ của bé đang phát triển và bắt đầu tìm tòi thế giới xung quanh. 


Bé nghiện ti mẹ nhưng không phải lúc nào cũng được bú tí. Mút tay giúp bé thỏa mãn cơn ghiền của mình. Khi mút tay, bé sẽ có cảm giác rất bình yên và thoải mái, không cáu kỉnh, gào khóc, sợ sệt... Mút tay có tác dụng kích thích các cơ quan xúc giác, khứu giác và vị giác, giúp thúc đẩy sự phát triển các công năng thần kinh, đồng thời, giúp bé bú sữa mẹ tốt hơn, miệng ngậm chặt vào đầu ty của mẹ hơn.... Mút tay cũng là cách giúp bé rèn luyện trí thông minh. 


Nhìn thấy các bé mút tay, mẹ hãy xem bé ăn đủ no hay chưa để từ đó điều chỉnh lại cách ăn uống phù hợp cho con. 

Đa số các bé có thói quen mút tay (ngón cái) và giữ lâu thói quen này làm cha mẹ lo lắng. Nhưng điều này không ảnh hưởng quá lớn đến bé vì mút ngón tay cái ít làm biến dạng cung răng, ngón cái luôn có sẵn và sẵn sàng cho bé, bé có thể tự mình tìm thấy nó bất cứ lúc nào. Mút ngón cái vài lần trong ngày được quan sát thấy ở những đứa trẻ cân bằng nhất. Thói quen này sẽ mất khi bé khoảng 2 tuổi thay vào đó là những thói quen nhỏ khác... 


Bên cạnh việc thích mút tay, một số bé lại mê ti ngậm. “Cai” ti ngậm cho bé dễ hơn so với việc yêu cầu bé không mút tay nữa, chỉ cần bỏ ti ngậm đi là xong. Mẹ chỉ cần chú ý chọn cho bé những sản phẩm ti ngậm của thương hiệu uy tín, an toàn cho sức khỏe cũng như sự phát triển của hàm sau này là được. Ngoài ra mẹ cũng cần nhớ là phải giữ vệ sinh cho chiếc ti ngậm luôn sạch sẽ. 


Giúp bé thỏa mãn "cơn nghiện" mút tay - núm ti bằng những sản phẩm không chứa BPA và không cản trở sự phát triển của hàm, mẹ nhé!

Theo Beyeu.com

BeYeu.com - Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng giữa





via IFTTTThế Giới Dành Cho Mẹ Và Bé: Beyeu.com

Cách điều trị chứng khô, nứt môi cho bé

Nhiều bé mới vài tháng tuổi nhưng luôn trong tình trạng bị khô môi do cơ thể thiếu nước. Bên cạnh đó thời tiết lạnh hay hanh khô đều khiến cả người lớn lẫn trẻ con bị khô, nứt môi. Nứt môi liên quan tới việc ra gió, độ ẩm thấp - đặc biệt trong những tháng lạnh và hanh, ba mẹ lại sử dụng máy điều hòa trong phòng và các bé lớn hơn thường xuyên liếm môi. Khô, nứt môi còn là một dấu hiệu cảnh báo cơ thể bé (và có thể chính cả người lớn) đang thiếu vitamin B. 
Khi môi nứt nẻ, thậm chí rỉ máu, bé sẽ đau đớn và khó chịu, điều này làm bé giảm bú vì khó bú. Nếu không chăm sóc kỹ, vết nứt sẽ lâu lành và bé có thể bị sụt cân. 

Để phòng ngừa và điều trị chứng khô, nứt môi, điều đầu tiên mẹ cần lưu ý là thường xuyên cho bé uống đủ nước. Khi cho bé uống nhớ cẩn thận đừng để nước dính vào môi, nếu môi đang bị rát, sự bay hơi của nước trên môi sẽ làm môi bị rát hơn. Nếu thời tiết quá hanh khô nên có một máy tạo hơi ẩm trong phòng ngủ của bé. 
Với những bé lớn hơn và người lớn, không nên liếm môi để tránh nứt môi trầm trọng hơn và bổ sung vitamin B cho cơ thể bằng các loại thực phẩm giàu vitamin B như: rau xanh lá, sữa, gan, trứng, cá, đậu nành, bắp cải, đậu phộng... 

Bên cạnh đó, mẹ cũng nên chuẩn bị 1 thỏi son làm mềm môi dành riêng cho trẻ nhỏ. Có son giữ độ ẩm, môi bé sẽ không bị bong tróc, khó chịu, bé bú sữa cũng ngon hơn. Nên chọn sản phẩm của những nhãn hiệu uy tín để giữ được an toàn cho môi bé. 

Những sản phẩm chống khô môi này dùng được cho cả người lớn và em bé, vì thế, chỉ với một thỏi son, cả nhà cùng đi qua mùa lạnh và mùa hanh khô an toàn. 
Mẹ có thể vào Cửa hàng mở Bé Yêu để tham khảo thêm về sản phẩm son chống khô môi và làm mềm môi cho bé nhé!

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2013

BeYeu.com - Chăn quấn túi ngủ Summer





via IFTTTThế Giới Dành Cho Mẹ Và Bé Beyeu.com

Tắm Cho Bé Cũng Cần Chuyên Nghiệp!

Lần đầu tiên làm mẹ, bạn sẽ gặp khó khăn trong việc tắm rửa cho bé hàng ngày. Tuy nhiên, nếu tiếp thu được kỹ thuật dùng tay đỡ lấy đầu và cổ của bé từ những người kinh nghiệm thì việc tắm rửa cho bé chỉ là chuyện vặt.
Những điều cần nhớ:
  • Bạn có thể tắm cho trẻ bất cứ lúc nào trong ngày. Nhưng do trẻ hay ngủ sau khi được tắm rửa sạch sẽ nên tốt nhất là cho trẻ vào lúc sắp đi ngủ.
     
  • Đừng tắm cho trẻ khi chúng đang đói, trẻ sẽ khó chịu và khóc toáng lên. Nhưng cũng không nên tắm trẻ khi vừa cho trẻ ăn no vì làm như vậy sẽ làm cho trẻ bị ọc ra những thứ vừa ăn vào.
     
  • Trẻ sẽ dễ chịu hơn khi bạn tắm cho trẻ ở nơi ấm áp nhưng không quá hanh khô. Với vòi tắm cao ngang hông, bạn dễ tắm cho trẻ khi giữ bé ở tư thế đứng.
     
Chuẩn bị mọi thứ cần thiết như sữa tắm, dầu gội đầu, dầu thơm… Dùng cườm tay kiểm tra độ ấm nước tắm, khoảng 36.50 C là vừa. Nhỏ 2 đến 3 giọt dầu thơm dùng để tắm cho trẻ em (hoặc dầu khuynh diệp) vào nước ấm.
 
                         
 
Khi tắm trẻ cần chuẩn bị:
  1. Bồn hoặc thau tắm nhựa
  2. Khăn mặt và khăn lông (100% cotton)
  3. Nước tắm đã được pha sẵn
  4. Khăn mềm để rửa mặt
  5. Cồn, gạc để lau rốn
  6. Quần áo của trẻ, giày, vớ
  7. Tã lót (sử dụng 1 lần)
  8. Kem chống ngứa khi mặc tả (nếu cần thiết) và một cái chậu nhỏ để giặt khăn lau mặt của bé.
Sau khi đã chuẩn bị xong, hãy làm theo từng bước sau đây:
  1. Cởi quần áo trẻ ra nhưng vẫn để mặc tã. Dùng khăn lông quấn quanh người trẻ khi bạn rửa mặt và gội đầu cho trẻ.
     
  2. Lấy khăn mặt mềm (hoặc từng miếng bông gòn nhỏ, hình vuông, có bán sẵn) nhúng vào chén nước sạch, vắt ráo và lau mắt cho trẻ, lau hướng từ khoé mắt đến đuôi mắt. Nên dùng chỗ khác của khăn (hay miếng bông khác) khi lau sang mắt kia của bé.
     
  3. Lau phần còn lại của khuôn mặt, mũi, gáy và hai tai bằng khăn ướt. Nếu dùng cây ngoáy tai có bọc bông gòn ở hai đầu để ngoáy tai cho bé thì phải hết sức cẩn thận kẻo làm đau tai cháu.
     
  4. Để gội đầu cho bé, ẵm bé sang một bên người, đầu hướng về chậu tắm, ngón cái và ngón trỏ giữ lấy cổ của bé. Đổ dầu gội lên bàn tay và xoa đều lên đầu trẻ. Phải thật nhẹ nhàng, đừng chà quá mạnh tay khiến cho trẻ bị đau. Xả sạch dầu gội và lau khô đầu. Cẩn thận kẻo nước có xà phòng vô mắt cháu!
     
  5. Tháo tả. Một tay giữ cổ và vai bé, từ từ nhúng trẻ xuống nước và tắm cho trẻ, bạn có thể khẽ tát nước vào người chúng. Nếu muốn bạn có thể sử dụng khăn mềm để tắm cho bé. Khi đã tắm sạch phía trước của cơ thể, xoay người bé lại và bắt đầu tắm rửa sau lưng, rửa đít cho bé thật sạch sẽ. Lúc này có thể vừa tắm vừa nói chuyện với bé, cho nó đùa với nước một chút…
     
  6. Sau đó nhấc bé ra khỏi nước và đặt bé nằm trên khăn lông khô, sạch và mềm. Lau khô người từ cổ trở xuống. Hãy cẩn thận lau khô dưới cằm, nách, háng, kẽ tay và kẽ chân.
     
  7. Với những bé còn nhỏ, nhớ rửa sạch rốn bằng nước rửa rốn hoặc bằng gạc tẩm cồn. Lau vùng da quanh rốn. Đừng ngại việc lau rốn cho bé vì rốn khô càng nhanh và rụng sớm thì sẽ giảm nguy cơ bị nhiễm trùng. Thường thì rốn sẽ rụng sau 10 ngày.
     
  8. Có thể thoa phấn trẻ em cho bé vào những vị trí dễ bị hăm đỏ như cổ, háng, nách… Bọc tả mới và mặc quần áo vào cho trẻ. Dùng lược thật mềm để chải đầu cho trẻ.
             
 
Cha mẹ có thể tham khảo một số sản phẩm cần thiết để việc tắm rửa cho bé yêu dễ dàng và thuận tiện hơn cũng như cho bé thoải mái nhất khi tắm!
 
 
Theo BEYEU.COM 

BeYeu.com - Chăm sóc sức khỏe thai phụ





via IFTTTCửa hàng online cho Mẹ và Bé: Beyeu.com

BeYeu.com - Dành cho bà bầu ăn chay





via IFTTTCửa hàng online cho Mẹ và Bé: Beyeu.com

BeYeu.com - Snack cho bà bầu





via IFTTTCửa hàng online cho Mẹ và Bé: Beyeu.com

BeYeu.com - Bữa ăn tối cho bà bầu





via IFTTTCửa hàng online cho Mẹ và Bé: Beyeu.com

BeYeu.com - Bữa ăn trưa cho bà bầu





via IFTTTCửa hàng online cho Mẹ và Bé: Beyeu.com

Cubic Fun – không chỉ dạy bé lắp ráp mô hình

1. Con muốn đi đâu?
Ngày nọ, nhóc anh vừa đọc xong quyển truyện “Charlie và nhà máy Sô cô la”, liền nói: “Charlie sống ở nước Anh kìa bố, ở ngay thủ đô Luân Đôn, bố chỉ cho con xem đi”.
Bố chỉ nước Anh trên địa cầu và bắt đầu kể về nước Anh: Có xe buýt hai tầng màu đỏ, có bốt điện thoại công cộng cũng màu đỏ, có cả cảnh vệ Hoàng gia, có cầu tháp rất hoành tráng, và cả tháp đồng hồ Big Ben nữa. Nhưng chịu, hai nhóc không thể hình dung được. Bố thì thầm với hai nhóc trước giờ đi ngủ: “Ngay ngày mai bố sẽ đưa hai con đi Luân Đôn ngay trong nhà mình”.
Ngay hôm sau, bố mang về một hộp rất to và tỏ vẻ bí mật. Nhóc anh tinh mắt nói ngay: “Aaaa… con thấy xe buýt hai tầng kìa”. Nhóc em bập bẹ nói theo: “Con cũng lái xe…” 
Bố vừa mở hộp ra vừa bảo: “Đây là mô hình, tối nay bố sẽ dựng ngay một góc Luân Đôn trong nhà mình. Nhưng một mình bố không đủ sức làm, hai nhóc phải giúp bố!”. 




2. Giúp bé tạo chạm tay vào tưởng tượng 
Rất nhiều mảnh ghép bằng giấy xuất hiện, ba bố con cùng ngồi nghiên cứu. Ban đầu, bố nhẹ nhàng hướng dẫn, hai nhóc tỏ ra rất thích thú, vì đang được xây dựng nên thành phố Luân Đôn nổi tiếng. Đôi chỗ nhóc quá hấp tấp mà ráp sai, bố nhẹ nhàng tháo ra và hướng dẫn làm lại. Có khi ráp mãi chưa xong, nhóc em chán nản đòi bỏ cuộc. Bố vội ghé sang ráp giúp con, vừa ráp vừa giải thích. Có lúc phấn khích quá bố làm luôn phần của con. Nhóc hờn, vậy là phải tháo ra để nhóc tự tay ráp lại mới được.
Nhóc em lóng ngóng lắp bốt điện thoại, vẻ mặt hí hửng lắm, đôi lúc lại “a nhô, a nhô”… như đang trong một cuộc điện thoại quan trọng nào đó. Nhóc anh hào hứng tuyên bố: “Anh sẽ làm bác tài cho chiếc xe buýt cao nghệu này, trông oách đấy chứ?” 


Bây giờ thì thống nhất, chỗ nào khó bố sẽ giúp, còn lại bố sẽ làm kiến trúc sư tư vấn, hai nhóc cùng làm thợ chính để hoàn thành công trình này. Rất nhiều mồ hôi và công sức bỏ ra, cuối cùng công trình đã hình thành. 


Hài lòng khi Cầu tháp Luân Đôn được ráp xong
Công trình được bày trang trọng trong phòng khách, mẹ xuýt xoa khen sự khéo tay của hai nhóc, khen tài tư vấn của kiến trúc sư bố. Thế này thì khách đến nhà tha hồ trầm trồ đây! Nhóc anh chợt thắc mắc, sao chú cảnh sát này lại mặc áo đỏ nhỉ? Bố giải thích: “Đấy là Cảnh vệ Hoàng gia, để bảo vệ Nữ hoàng đấy! Nước Anh có Nữ hoàng mà, thành phố Luân Đôn có một cái tháp được gọi là tháp Nữ hoàng…”
Nhóc anh ngay lập tức kêu lên: “Bố ơi, con muốn xây tháp Nữ hoàng, con muốn xây…” 





Mô hình Lâu đài tháp Luân Đôn, hay còn gọi là Cung điện và pháo đài của Nữ hoàng

3. Ngày mai nhà mình đi đâu, xây gì?
Bố mang về thêm một hộp rất to nữa, bảo, hôm nay cả nhà mình tiếp tục ở Anh, xây thêm tháp Luân Đôn, còn có tên gọi khác là Cung điện và pháo đài của Nữ hoàng.
Thành thói quen rồi, cứ mỗi công trình được hoàn thành và chiếm được vị trí trang trọng ở phòng khách (công trình cũ thì tạm tháo ra cất vào hộp), bố mẹ và hai nhóc lại ngồi bàn tính “Ngày mai nhà mình đi đâu, xây gì?” 
- Đi Nga và xây Nhà thờ chính tòa thánh Basil?





- Hay đi Pháp, xây tháp Eiffel và nhà thờ Đức Bà Paris…

Nghe tiếng mấy cha con chuyện trò vui vẻ, thấy sự nhanh nhạy, khéo léo khi tìm mảnh ghép phù hợp của nhóc em, thấy nhóc anh đã chịu kiên nhẫn với một trò chơi tỉ mỉ, mẹ thầm cảm ơn bố đã nghĩ ra trò chơi bổ ích và đã dành thật nhiều thời gian bên các con. Dù rằng sau đó, bố lại phải thức khuya để làm việc, phải bớt đi nhiều thời gian dành cho bạn bè.
Và cả Cubic Fun nữa, cảm ơn Cubic Fun thật nhiều, vì đã đem cả thế giới đến với gia đình mình, để cả nhà có thể đi du lịch bất cứ lúc nào một cách thú vị

Theo BEYEU.COM 
Link các sản phẩm tham khảo: beyeu.com/catalogsearch/result/?q=cubic+fun&cat=0?cpopup=true

Thứ Tư, 25 tháng 12, 2013

BeYeu.com - Xoa bóp massage cho bé





via IFTTTCửa hàng online cho Mẹ và Bé: Beyeu.com

BeYeu.com - Cách thay đồ cho bé





via IFTTTCửa hàng online cho Mẹ và Bé: Beyeu.com

BeYeu.com - Cách thay tã cho bé





via IFTTTCửa hàng online cho Mẹ và Bé: Beyeu.com

BeYeu.com - Cách thở khi sinh





via IFTTTCửa hàng online cho Mẹ và Bé: Beyeu.com

CON HƯ TẠI MẸ, CON NGÃ TẠI...AI?

Mới đây, trên các trang báo mạng liên tục đăng tải những thông tin xoay quanh việc một cháu bé ở Long An đã nhập viện Nhi Đồng trong tình trạng nội tạng bị tổn thương nặng do té ngã. Dù sức khỏe của cháu đến nay đã ổn định nhưng sự việc đã gióng lên hồi chuông cảnh báo cho tất cả phụ huynh chúng ta, rằng làm sao để bé có thể an toàn khi rời vòng tay mẹ.

Bé ngã, chuyện không thể vô tâm
Hàng ngày, những tai nạn vẫn cứ thường xuyên xảy ra với trẻ em, bởi chúng ta liên tục đọc được những thông tin xót lòng như: Em bé té ngã cầu thang, cháu bé rơi từ tầng cao các chung cư, hoặc bé bị dập tay do cánh cửa va đập mạnh, bé rớt xuống giường khi mẹ đang nấu cơm…
Khi con cái không ngoan, người ta thường nói nửa thật nửa đùa rằng “con hư tại mẹ”, bởi trẻ em thường “hư” vì được mẹ nuông chiều. Nhiều bà mẹ phản đối câu nói này dù đôi khi nó chỉ mang ý nghĩa tương đối, và dù chuyện “hư” của bé có thể thay đổi được. Nhưng khi con ngã, bất cứ ông bố bà mẹ nào cũng nhận lỗi về phía mình, dù hậu quả hoàn toàn không thể khác đi. Phụ huynh sẽ tự trách mình vô ý hoặc sơ suất không lường trước được những bất ngờ. Nhưng việc tự trách mình ấy dù sâu sắc đến đâu cũng là chuyện đã muộn rồi.
Bên cạnh những ông bố bà mẹ rất cẩn thận nhưng chuyện không may vẫn xảy đến với con mình, cũng có những người khá vô tâm trong quá trình chăm sóc con cái. Nếu bạn cho rằng ngôi nhà bạn đang sống rất an toàn, và bạn đã thuộc lòng từng ngõ ngách của nhà mình, đến mức bạn thấy con bạn sẽ chẳng có gì nguy hiểm thậm chí ở một mình, hoặc khi con leo trèo lên thành ghế salon, lên cửa sổ, bạn cũng nghĩ đó là sự hiếu động của bé, và mặc nhiên để bé tự do chơi nhảy, thì đó chính là lúc bạn vô tâm nhất với sự an toàn của con.
Ảnh cung cấp bởi beyeu.com Ảnh cung cấp bởi Beyeu.com
Hãy biết lường trước những rủi ro!
Một chiếc ổ cắm điện an toàn có thể chẳng gây ra tai nạn gì ngay cả khi bé cầm lên. Nhưng làm sao bạn lường trước được sẽ có lúc bé nghịch ngợm đút một vật nhọn bằng sắt vào lỗ ổ cắm? Bé có nguym hiểm không?
Tủ quần áo nếu bé có táy máy mở ra cũng không sao, bạn chắc chắn như thế. Nhưng làm sao bạn lường trước được có thể bé sẽ leo vào trong, và rồi cửa tủ được đóng lại mà không biết vì sao? Bé sẽ như thế nào?
Chiếc bàn cao bé chưa chạm tay tới, đầu bé cũng ở dưới thấp xa, con bạn còn lâu mới va vào cạnh bàn. Nhưng nếu bạn lường trước được rằng có thể bé sẽ bắt ghế đứng lên, để với tay lấy vật gì đó bé thích đang đặt trên bàn, và mặt bé va vào góc nhọn nhất của chiếc bàn an toàn ấy? Bạn có đau thay bé được không?...
Tất cả những điều đó bạn đều có thể lường trước để bảo vệ bé ngay từ lúc mọi rủi ro chưa xảy ra với con bạn.
 Ảnh cung cấp bởi beyeu.com 

Bảo vệ bé thay vì tự trách mình
Con ngã tại ai không thật sự quan trọng bằng con được bảo vệ như thế nào.
Hiện nay, các sản phẩm bảo vệ bé như đồ chắn cửa, bọc cạnh bàn, vật chắn cầu thang, thanh giường… đã được bày bán nhiều tại các siêu thị hoặc các cửa hàng online dành cho bé yêu, bạn cần phải hiểu rõ ngôi nhà mình có những nơi nào cần lắp đặt những vật dụng an toàn để bé tránh được những rủi ro. Ngay cả những vật bảo vệ đầu gối bé khỏi trầy xước hoặc thâm đen khi bé tập bò, tập đi… bạn cũng cần trang bị cho bé ngay khi có thể.
Bé chỉ có một lần tuổi thơ, và chúng ta chỉ được một lần làm cha mẹ của bé, hãy để bé an toàn và biết ơn về sự bảo vệ của chúng ta đối với bé khi mà bé còn quá nhỏ để có thể nhận thức những nguy hiểm xảy đến với mình. Và phải chăng, sự an toàn của bé cũng chính là hạnh phúc lớn nhất của bất cứ ai làm cha mẹ!

 
Theo BEYEU.COM
Link các sản phẩm tham khảo: http://beyeu.com/do-dung/khoa-chan-cua-da-nang.html

BeYeu.com - Hướng dẫn cho bé bú đúng cách





via IFTTTCửa hàng online cho Mẹ và Bé: Beyeu.com

BeYeu.com - Chăm sóc bé những năm đầu tiên (P5)





via IFTTTCửa hàng online cho Mẹ và Bé: Beyeu.com